Tủ lạnh trong gia đình có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ để dự trữ thức ăn mà còn là bộ mật của gia chủ vì đây là vật thể hiện sự sung túc hay nghèo khó của gia chủ. Chính vì thế, để gia đình được an vui, công việc của bạn thuận lợi làm ăn phát đạt thì cần phải chú ý và làm theo những điều trong bài viết dưới đây của các chuyên gia trung tâm sửa tủ lạnh quận 1 dưới đây nhé!
- Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách
- Cách nhanh nhất để xử lí cửa tủ lạnh đóng không khít
- Những chiếc tủ lạnh Sanyo đáng mua nhất trong năm nay
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi mua tủ lạnh mini
1) Tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh
Những thói quen tốt trong việc sử dụng tủ lạnh sẽ giúp bạn tiết kiệm điện đáng kể:
Thứ nhất, không mở tủ quá nhiều và quá lâu khiến khiến hơi lạnh bên trong tủ bị thất thoát ra ngoài khiến tủ phải tiêu hao năng lượng để sản sinh ra luồng khí lạnh mới.
Thứ hai, nên dùng vật dụng đựng thực phẩm bằng kim loại thay vì nhựa vì dụng cụ kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt giúp thực phẩm được làm lạnh nhanh hơn và ít tốn điện.
Thứ ba, bạn cần lưu ý không để thực phẩm nóng vào tủ lạnh tránh tình trạng tủ phải tiêu thụ lượng điện đáng kể để làm lạnh, cân bằng nhiệt độ lạnh cần thiết.
Thứ tư, bạn không nên đặt quá nhiều thức ăn vào tủ khiến tủ hoạt động quá tải, giữa các thực phẩm đặt vào tủ lạnh cần có khoảng cách thông thoáng để hơi lạnh có thể đi qua, làm lạnh đều mọi thứ dẫn đến ít tốn điện năng hơn.
2) Nơi đặt tủ lạnh
Nhà bếp nên được giữ cho thoáng mát, sạch sẽ và rộng rãi. Bạn có thể tiết kiệm không gian bằng một chiếc tủ lạnh nhỏ gọn, đủ dùng cho gia đình. Không đặt tủ lạnh hay bồn rửa (đại diện cho năng lượng kim và thủy) gần các nguồn năng lượng hỏa như bếp gas, lò vi sóng, lò nướng… nhằm tránh các nguồn khí xung khắc nhau.
3) Có nhiều đồ nhưng vẫn gọn gàng
Tủ lạnh đại diện cho năng lượng thủy và năng lượng kim. Hai nguồn năng lượng này liên kết với năng lượng thổ thông qua nguồn thực phẩm phong phú chứa trong tủ lạnh. Một tủ lạnh đầy dưỡng chất và nguồn thực phẩm dồi dào là biểu hiện của sự thịnh vượng, no đủ. Bởi vậy, tủ lạnh cần được sắp xếp theo một trật tự nhất định và gọn gàng để mang đến sức khỏe và năng lượng tích cực cho cả gia đình.
4) Những thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh
Trái cây chưa chín không nên cho vào tủ lạnh, nên để bên ngoài cho chín hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh. Không nên để chuối, cà phê, tỏi, cà chua,… vào trong tủ lạnh vì chúng có thể bị xấu mã, biến chất và làm mất vị ngon của thực phẩm. Ngoài ra, để hạn chế mùi trong tủ lạnh không nên cho các thực phẩm nặng mùi như sầu riêng, mít, mắm tôm,… vào tủ lạnh. Hơn nữa, không nên cho thực phẩm đã qua quá trình làm tan băng lại vào tủ lạnh. Giữa các thực phẩm bên trong tủ lạnh cần có khoảng cách nhất định để khí lạnh lưu thông, tránh tình trặng xếp thực phẩm chật kín tủ khiến khí lạnh không thể lưu thông làm thực phẩm không được bảo quản và gây tốn điện.
5) Giữ tủ sạch sẽ, không có mùi
Để tủ lạnh hoạt động hiệu quả bạn nên vệ sinh tủ lạnh đúng cách mỗi tuần để làm sạch vết bẩn, những tiềm ẩn vi khuẩn trong và ngoài tủ. Trước khi vệ sinh, bạn cần ngắt điện, dọn hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài, lau sạch bên trong và bên ngoài tủ lạnh bằng nước xà phòng ấm rồi lau lại bằng nước sạch. Dùng khăn mềm và nước ấm lau sạch các đường ron quanh tủ để tủ luôn được kín. Trong quá trình vệ sinh tủ lạnh, bạn cần lưu ý không nên dùng bất cứ vật sắc nhọn nào để cạo, cạy tuyết và các vết bẩn trong tủ để không làm hỏng dàn lạnh trong tủ.
Hạn chế gắn các tờ giấy nhớ, các bức ảnh lên cửa ngoài tủ lạnh bằng nam châm. Tốt nhất là bạn nên giữ cửa tủ bên ngoài sạch sẽ, trơn láng. Bạn có thể dùng vài lát chanh tươi, bã cà phê đen, vỏ cam hoặc vỏ bưởi để hút mùi và giữ cho tủ lạnh luôn thơm mát. Bạn có thể đặt trên nóc tủ lạnh một chậu cảnh nhỏ xinh sẽ khiến cho tủ lạnh có sinh khí hơn.
6) Nguồn điện ổn định
Nguồn điện là một phần quan trọng và không thể thiếu cho quá trình hoạt động của tủ lạnh. Để tủ lạnh hoạt động hiệu quả và tránh những hỏng hóc do lượng điện không ổn định thì các gia đình nên sử dụng nguồn điện riêng cho tủ lạnh. Việc sử dụng nguồn điện đúng cách còn giúp bảo vệ hệ thống điện nhà bạn và tránh tình trạng cháy nổ do chập điện. Tủ lạnh là thiết bị tiêu hao một lượng điện nhất định và làm việc với cường độ cao nên vì thế ổ cắm điện dành cho tủ lạnh cần được thiết kế riêng biệt, không dùng chung với các thiết bị khác. Hơn nữa, nguồn điện cho tủ lạnh nên có cầu chì riêng để phòng lượng điện quá tải gây cháy nổ, hỏng hóc hệ thống điện trong nhà.
7) Giữ thức ăn tươi ngon
Các loại tủ lạnh ngày nay thường có hai ngăn đó là: ngăn đông và ngăn lạnh. Ngăn đông được dùng để làm nước đá, bảo quản thịt cá và các thực phẩm đông lạnh. Ngăn lạnh dùng để bảo quản rau, quả, trứng, sữa,… và các thực phẩm được nấu chín. Trong quá trình sử dụng tủ, người tiêu dùng cần chú ý xử lý thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Rau tươi cần bỏ gốc, ngắt bỏ lá úa, rửa sạch để ráo nước cho vào túi nhựa hoặc hộp nhựa đậy kín để vào ngăn đựng rau. Thịt cá làm sạch, thức ăn nóng để nguội rồi cho vào khay, túi nhựa, hộp đựng kín để tránh mùi thức ăn hoặc nước thực phẩm nhỏ ra gây ô nhiễm khiến thức ăn bị biến chất, khô héo.
Bạn hãy bỏ đi những thức ăn đã hỏng để tránh gây trì trệ vượng khí và mang về những nguồn khí không tốt cho căn bếp và gia đình. Tuyệt đối không để thức ăn sống và chín trong cùng một ngăn. Luôn đựng đồ ăn trong hộp hoặc túi bóng kín. Nên tránh việc để thức ăn hở trong tủ lạnh bởi điều này không những khiến tủ lạnh có mùi mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng của các thực phẩm khác.